12/05/2021
1,282

[SYE] Hãy đối xử tốt với bản thân mình

[SYE] Hãy đối xử tốt với bản thân mình

Thông thường, con người là nhà phê bình tồi tệ nhất của chính mình. Khi chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc thất vọng, ta thường nghĩ về bản thân một cách gay gắt hơn những gì người khác cảm nhận về ta. “Tôi đã làm hỏng toàn bộ bài thuyết trình đó. Mọi người trong nhóm tôi đều có kỹ năng tốt; Tôi không thể theo dõi cuộc trò chuyện. Bạn tôi sẽ giận tôi vì lại đi làm muộn. Chúng ta lầm tưởng rằng những lời chỉ trích sẽ thúc đẩy bản thân trở nên tốt hơn. Ta thậm chí còn trở nên cầu toàn hơn bình thường. Thay vì dành sự bao dung cho chính mình, chúng ta nâng cao tiêu chuẩn cho hành vi của mình như một cách để biện hộ cho những cảm giác nghi ngờ, lo lắng hoặc thất vọng.

Yêu thương bản thân mình là cách để bạn hòa nhập tốt hơn và giúp bạn chấp nhận rằng mình có thể thất bại bất cứ lúc nào. Những người biết tự bao dung chính mình  sẽ phục hồi tốt hơn sau những chấn thương tâm lý, chẳng hạn như thất tình hoặc bị sa thải. Một cách để bộc lộ lòng trắc ẩn với bản thân là tự nói chuyện. Vấn đề là cái gì và nó có ảnh hưởng như thế nào.

Vậy tự an ủi bản thân là như thế nào?

What Would You Recommend for Self-Compassion and Self-Healing?
Hãy học cách bao dung, vị tha với chính bản thân mình

Có bốn biểu hiện của việc biết trân trọng bản thân mình nói chuyện một cách tử tế, thừa nhận rằng nỗi đau là một trải nghiệm xảy đến với tất cả mọi người, tiếp cận và cố gắng cân bằng những cảm xúc tiêu cực mà không kìm nén chúng hay quan trọng hóa vấn đề và hy vọng bản thân sẽ đưa ra quyết định tốt nhất trong mọi tình huống.

Dưới đây là ba ví dụ để bạn dễ hình dung hơn:

Đôi khi, bao dung chính mình tạo ra động lực. Ví dụ, tôi thích tự hỏi, “Tôi cần làm gì bây giờ?” Điều này giúp tôi linh hoạt khi chọn ra thứ gì khiến bản thân cảm thấy được thoải mái nhất trong một tình huống nhất định. Vì tôi dễ lo lắng và để ý chi tiết tất cả mọi thứ, một thông điệp như “hãy tin tưởng vào quá trình của bạn trong một thời gian” có thể giúp tôi giảm bớt những lo âu. Vào những lúc khác, nghiêm khắc với bản thân là điều nên làm. Ví dụ: tôi có thể cần phải bắt tay vào làm luôn để thực hiện một công việc mà tôi đang trì hoãn. Nếu điều đó làm tôi bớt sợ hãi, thì đó là chính là biểu hiện tôi yêu bản thân. Trong trường hợp này, tôi có thể nói với chính mình, “Bạn không muốn bắt đầu vì bạn lo lắng, đây là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Cách tốt nhất để hoàn thành công việc là chia nó thành từng phần nhỏ. Bạn không cần phải làm việc cả ngày. Hãy dành khoảng 90 phút cho công việc và sau đó tận hưởng phần còn lại của ngày.”

Đôi khi, trở nên vị tha với chính mình là một thách thức của niềm tin. Ví dụ: tôi đã viết hàng trăm bài báo trên blog. Một số có hơn một triệu lượt đọc. Tuy nhiên, đôi khi tôi vẫn sẽ nghi ngờ chính mình. “Tôi không giỏi lắm đâu”. “Tôi chẳng có gì là đặc biệt để nói về điều này”. Thay vì xem xét những suy nghĩ này một cách nghiêm túc, tôi sẽ tự nói với bản thân rằng: Đúng vậy, bạn đã quên cách làm điều này. Phải chăng một bà tiên đã đến đêm hôm qua và lấy đi tất cả những khả năng bạn đã vận dụng để viết hàng trăm bài báo đó. Những người chia sẻ bài viết của bạn đều cho rằng chúng thật nhàm chán. Đó là lý do tại sao các biên tập viên tiếp tục trao cơ hội cho bạn.” Suy nghĩ như vậy giúp tôi có cái nhìn thực tế hơn về năng lực và cơ hội của mình.

Và đôi khi, việc bao dung hơn với bản thân sẽ thay đổi tính cách và cách nhìn, chẳng hạn như chủ nghĩa hoàn hảo. Nó là cách giúp bạn khiến bản thân bạn tự tin hơn và không để cho suy nghĩ về sự hoàn hảo cản trở quá trình hoàn thành công việc của bạn. Những người cầu toàn thường ít coi trọng bản thân. Bao dung chính mình có thể giúp bạn có cái nhìn cân bằng hơn về bản thân và nhận ra không phải mọi thứ đều hoàn hảo (ví dụ như hiệu suất của bạn trong một dự án), nhưng cũng không phải mọi thứ đều tồi tệ (toàn bộ sự nghiệp của bạn thật thất bại). Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo có thể tự nói với bản thân rằng, tôi phải làm đúng chính xác điều này ngay từ lần đầu tiên, nếu không tôi sẽ không bao giờ có được cơ hội khác. Thái độ đó có thể khiến việc khởi đầu thôi đã trở nên quá khó khăn. Những người có lòng trắc ẩn có thể tự nói với bản thân rằng: Ai cũng có những điểm yếu khiến những lần thử đầu tiên có thể sẽ không hoàn hảo. Nhưng tôi không cần phải cố gắng làm mọi thứ ổn thỏa. Tôi có thể học hỏi từ quan điểm của người khác. Đó là cách công việc được hoàn thành một cách tuyệt vời.

Cách bồi dưỡng phẩm chất bao dung của chính mình?

Bạn kiểm soát cuộc trò chuyện trong đầu và bạn có thể điều chỉnh nó một cách tích cực theo cách mà bạn cảm thấy tự nhiên và chân thực. Khi bạn thấy mình đang suy ngẫm lại (chẳng hạn như nhắc lại những quyết định trong quá khứ, so sánh mình với người khác, suy nghĩ về sự không hoàn hảo của mình), đó là lúc bạn nên yêu thương bản thân mình hơn.

Bring some self-kindness to your study | Skills for Study
  • Hiểu rằng bạn đang làm tổn thương mình. Sẽ dễ bao dung bản thân nếu bạn nhận ra mình đang hủy hoại chính mình ngay từ đầu. Một trong những cách của tôi là mỗi khi lo lắng, tôi thường làm việc quá sức. Sau đó, tôi kéo những người khác vào trong luồng tiêu cực đó. Tôi áp dụng các tiêu chuẩn quá cao của mình cho những người khác, điều này khiến mọi người phát điên và gây căng thẳng trong các mối quan hệ công việc của tôi. Nếu bạn biết mình thường hay hủy hoại bản thân bằng cách này hay cách khác, lòng trắc ẩn có thể giúp bạn thừa nhận nó và đưa ra lựa chọn tốt hơn khi bạn nhận thấy suy nghĩ đó xảy ra. Tự nói với mình rằng “Tôi muốn làm vì tôi muốn kiểm soát. Điều đó xoa dịu tôi, vì vậy việc tôi muốn làm điều dễ hiểu”. Tôi cần phải có chiến lược và nhìn nhận cả một bức tranh lớn ở đây. Nhìn chung, điều đó sẽ giúp tôi cảm thấy thoải mái nhất.
  • Chú ý đến những lời tử tế mà người khác dành cho bạn. Để ý khi một nhà tư vấn hoặc bạn bè nói điều gì đó mà có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh. Đó có thể là một nhận xét dành riêng cho bạn, hoặc thậm chí là một câu châm ngôn như "Bạn có thể dắt con ngựa đến chỗ có nước nhưng không thể bắt nó uống được" (nghĩa là bạn có thể trao cho ai cơ hội nhưng không thể ép buộc người này nhận cơ hội đó được). Vì vậy, hãy nghĩ về những gì họ nói về bạn khi bạn độc thoại nội tâm. Nghe những lời tử tế có thể giúp bạn giảm bớt ham muốn kiểm soát mọi thứ và không bị quá ám ảnh bởi sự hoàn hảo. Lắng nghe cảm xúc của bạn để hiểu những cụm từ nào, thông điệp nào sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn và đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Lên kế hoạch trước. Hãy nghĩ ra một vài tình huống điển hình mà bạn nghĩ rằng tự nói chuyện với bản thân bằng lòng trắc ẩn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Dưới đây là một số ví dụ để khơi dậy suy nghĩ trong bạn: khi tôi làm việc với những người mới, khi tôi nhận ra sự cầu toàn của mình đang khiến người khác phát điên, khi những người khác giỏi hơn tôi ở một lĩnh vực nào đó. Đối với mỗi tình huống, hãy viết một số mẫu câu để tự an ủi lấy chính mình.
  • Tìm sự giúp đỡ. Các tình huống bạn gặp phải thường không giống nhau. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tìm đến sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu (hoặc người cố vấn hoặc bạn bè - người có thể thấu hiểu được những cảm xúc) của  bạn. Ví dụ: hãy lập ra một danh sách một danh sách các tình huống mà có thể tác động đến tâm lý của bạn trước khi đến một buổi trị liệu hoặc buổi tư vấn và cùng thảo luận với chuyên gia để đưa ra những cách xử sự hợp lý và khiến bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

Những ngộ nhận mà nhiều người hay gặp phải

Why Self-Compassion Trumps Self-Esteem - Students

Dưới đây là một số cái bẫy phổ biến cần tránh và những gợi ý để bạn dễ độc thoại nội tâm hơn.

  • Đánh giá xem việc bạn nói chuyện với chính mình có quá ngọt ngào đến mức gây cảm giác giả tạo hay không, hoặc bạn có đang phức tạp hóa nó quá không. Bạn có thể nghĩ rằng lời độc thoại của bạn cần gì đó mới mẻ. Nhưng không cần thiết phải cố gắng làm vậy. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp tự gọi mình là "Bạn yêu thân mến". Tôi nghĩ, Ồ, không, đừng làm như vậy. Hãy tìm một cách nói phù hợp với bạn. Bạn có nhiều khả năng tin vào chính mình hơn nếu sử dụng những suy nghĩ thật của bạn.
  • Bạn chỉ cố gắng độc thoại để an ủi, động viên chính mình nhằm đạt được một mục đích nhất định nào đó. Độc thoại nội tâm không phải là một chiến lược độc lập; nó yêu cầu  bạn thực hiện và kết hợp với các kỹ năng khác. Ví dụ, kết hợp tình yêu bản thân với kỹ năng quản lý công việc để chia nhiệm vụ khó nhằn thành những việc nhỏ dễ hoàn thành hơn.
  • Bạn có thể độc thoại nội tâm bất cứ khi nào. Khi nói đến lòng trắc ẩn, một lời khuyên phổ biến là hãy nói chuyện với chính mình như thể khi tâm sự với bạn bè hoặc con mình. Điều này cho thấy rằng bạn đã làm rất tốt trong việc tự an ủi chính mình. Khi đã làm được đến bước này, bạn đã rất gần thành công rồi. Còn nếu bạn vẫn đang tìm hiểu cách làm sao để tự an ủi mình,  hãy lập một kế hoạch cụ thể “nếu thế này -thì thế kia” rồi suy nghĩ về các cách phản ứng mà bạn nghĩ ra.
  • Bao dung bản thân là chỉ có những suy nghĩ tích cực. Nó không chỉ là những lời động viên chung chung như "Bạn có thể làm được!". Thông thường, bạn sẽ cho rằng “Tôi đã không làm tốt như tôi mong muốn.” Sau đó, nhận ra khi những cảm xúc tiêu cực là điều mà ai cũng từng trải qua, bạn nên lên một kế hoạch cho bản thân. Ví dụ: nếu bạn đang đợi để kiểm tra một khối u đáng ngờ, bạn phải thừa nhận nỗi sợ hãi của mình rồi buộc bản thân suy nghĩ thật lạc quan cho đến khi mình có thêm thông tin rõ ràng. Ví dụ: “tôi sẽ không lo lắng quá mức về nó cho đến khi tôi biết liệu đó có phải là một khối u không. Thực sự là tôi có sợ, nhưng tôi không cần phải nghĩ đủ mọi tình huống có thể xảy ra. Tôi có thể tin tưởng vào bản thân để đưa ra quyết định đúng đắn khi đã có đầy đủ thông tin.”

Hãy dạy con bạn cách tự xoa dịu tâm hồn bằng độc thoại nội tâm 

Khi con bạn thấy bạn thực hiện nhiều thử thách mới, bạn sẽ có cơ hội dạy chúng cách đối mặt với khó khăn. Hãy nói thật to, “Tôi chưa bao giờ làm điều này trước đây. Tôi đang cảm thấy lo lắng. Tôi sẽ xử lý nó bằng cách đọc hướng dẫn hai lần. " Hoặc “Tôi đang cảm thấy thật bế tắc ;nên tôi sẽ nghỉ ngơi cho đến ngày mai và thử lại một cách khác. " Hãy để con nghe cách bạn giải quyết vấn đề của mình, và chúng sẽ thấy được việc bạn chấp nhận sự hiện diện của những cảm xúc tiêu cực nhưng không từ bỏ mà vẫn tiếp tục làm việc.

Self-Compassion and Quality of Life in Adults Who Stutter | American  Journal of Speech-Language Pathology
  • Với trẻ nhỏ: Hãy làm mẫu cách xử lý những suy nghĩ và cảm xúc khi bạn không thể đạt được những thành quả cho dù đã có cố gắng. Ví dụ, đứa con bốn tuổi của tôi và tôi thực hiện một vài trò cắt dán thủ công, như tự dựng lên rạp chiếu phim. Chúng tôi thử các vật liệu khác nhau xung quanh nhà và vườn. Một số ý tưởng thì phát huy tác dụng, nhưng một vài số khác thì đã thất bại. Tôi đã nói với con như “Chúng ta không giỏi việc này bằng mấy cô chú trong video trên YouTube. Họ đã luyện tập nhiều hơn chúng ta và có nhiều nguyên vật liệu để làm hơn. Mẹ con mình có thể cố gắng hết sức và nghĩ ra những ý tưởng của riêng mình và sử dụng những nguyên liệu ta có sẵn trong nhà”.
  • Với thanh thiếu niên: Hãy nói chuyện với con về những trải nghiệm của bạn mà ở đó, bạn chỉ thành công trong lần thử thứ ba hoặc thứ tư, hay làm việc chung nhóm với những người có kỹ năng tốt hơn bạn. Ngay cả khi chúng không muốn nói chuyện với bạn, chắc chắn những chia sẻ như vậy sẽ giúp con nhận ra điều gì đó. Đôi khi bạn có thể muốn xem lại những kinh nghiệm của mình để giúp con bạn vượt qua những thử thách. Bạn có thể nói, “Con nhớ tuần trước khi con không biết phải làm gì với dự án mà thầy giáo giao làm không ? Điều đó đã xảy ra tương tự với mẹ trong lúc làm việc hôm nay đấy. Mẹ đã nghĩ về con. Mẹ biết rằng mẹ đã không thể mang lại cho đồng nghiệp của mình chính xác những gì cô ấy muốn, nhưng mẹ cũng không chắc mình đã bỏ lỡ điều gì. Đó là một cảm giác khó chịu đúng không. Và mẹ đã phải mất một lúc lâu để hiểu mọi chuyện, nhưng cuối cùng mẹ đã làm được. Giống như con vậy. Thật khó chịu khi phải trải qua cảm giác không chắc chắn, nhưng nó là thứ rồi ai cũng sẽ trải qua thôi con. "

Đừng khiến những đứa trẻ tin rằng rằng cha mẹ chúng không bao giờ trải qua những cảm xúc tiêu cực hay sự nghi ngờ. Chúng cần phải tin rằng cha mẹ có thể tự xử lý mọi tình huống, như vậy ta sẽ dễ dàng nói chuyện với con hơn và khiến con cảm thấy an toàn, ngay cả khi chúng trải qua những khoảng thời gian khó khăn.

Bao dung với bản thân bằng cách độc thoại nội tâm sẽ giúp bạn đối phó với vô số tình huống khó khăn, bao gồm cả những trải nghiệm bạn trải qua và những trải nghiệm bạn cần giúp con mình (hoặc sinh viên hoặc nhân viên) vượt qua. Để sử dụng nó một cách hiệu quả, hãy làm theo những cách trên để xây dựng thói quen nói chuyện với mình để an ủi, động viên bản thân.

----------------------------------------------

Translator: Việt Hoa

Editor: Phạm Thảo Linh

Hình ảnh minh họa: Sưu tầm Internet

Link bài gốc: https://hbr.org/2021/01/be-kinder-to-yourself

----------------------------------------------

𝐒𝐘𝐄 - 𝐒𝐔𝐁 𝐘𝐨𝐮𝐭𝐡 𝐄𝐝𝐢𝐭𝐨𝐫

Fanpage: SUB Youth Editor

Email: sye.youthplus.vn@gmail.com

Website: youth.com.vn