09/03/2022
1,154

Tư duy sáng tạo - chất kích thích cho những ý tưởng mới.

Tư duy sáng tạo - chất kích thích cho những ý tưởng mới.


Bạn đã biết những lầm tưởng về tư duy sáng tạo trong việc phát triển ngành nghề? Bạn chưa biết cách phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo hiệu quả cho bản thân? Bài viết này chính là dành cho bạn.


Tư duy sáng tạo là gì?

Trước khi giải nghĩa tư duy sáng tạo là gì, hãy cũng bóc tách ý nghĩa của những nhân tố cấu thành tư duy sáng tạo là gì nhé! Tư duy là gì, sáng tạo là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của hai từ ngữ này? 

Trước tiên, cần hiểu tư duy là gì? Tư duy là thuật ngữ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác thay đổi và kiến tạo sự vật, sự việc  thông qua các hoạt động vật chất, hướng con người đến lối nhận thức và phán đoán đúng đắn về sự vật xung quanh chúng ta. Từ đó định hình được phong cách ứng xử với nó.  

Tư duy còn là tấm gương phản chiếu lại quá trình nhận thức ở một trình độ cao một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo hơn cách nhìn nhận thông thường về thế giới qua các khái niệm, suy lý và phán đoán. Đặc điểm của tư duy là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa để hình thành khái niệm, lý thuyết và hoạt động nhận thức sáng tạo. Có thể nói, trừu tượng hóa và khái quát hóa luôn song hành với nhau, hình thành nên tư duy.

Sáng tạo là gì?

Theo bạn, sáng tạo là gì? Là trí thông minh hay một loại năng lực? Sáng tạo chính là sự nhìn nhận, soi chiếu về thế giới xung quanh, đời sống xã hội theo những góc nhìn mới nhằm tạo ra sự kết nối giữa những sự vật, sự việc tưởng chừng như rời rạc, không liên quan với nhau. Mối liên kết này sẽ tạo nên những sáng kiến vô cùng độc đáo, táo bạo, góp phần tạo nên nền văn minh tiến hóa mới. Nói một cách ngắn gọn, sáng tạo là hoạt động tạo ra những ý tưởng mới, sáng kiến mới có thể áp dụng vào thực tiễn đời sống và đem lại lợi ích cho xã hội. 

Vậy, kết hợp lại, tư duy sáng tạo là gì?

Để định nghĩa tư duy sáng tạo là gì, có nhận định đã cho rằng: “Tư duy sáng tạo là cách nhìn nhận những vấn đề  hoặc tình huống theo một góc nhìn mới mẻ, gợi ra những giải pháp độc đáo, những thứ mới đầu nghe có vẻ nực cười và vô lý nhưng đem lại giải pháp hiệu quả. Tư duy sáng tạo có thể được kích hoạt bởi một quá trình tự phát của con người như brainstorming hoặc bởi một quá trình mang tính cấu trúc như tư duy phi tuyến tính (lateral thinking).”

Như vậy, chốt lại, tư duy sáng tạo là gì, ta có thể hiểu đó là khả năng biến đổi, tạo ra những thứ mới mẻ, độc lạ dựa trên những gì đã có sẵn nhằm đem lại hiệu quả, lợi ích nào đó.


Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo

Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người. Trong bất kỳ lĩnh vực nào từ chính trị, xã hội đến kinh tế, kỹ thuật… đều cần đến tính sáng tạo.Tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan, sự chuyển động của những sự vật, hiện tượng đời thường, từ đó có thể dự kiến, phán đoán một cách khoa học, logic xu hướng phát triển và tiến hóa của sự vật, hiện tượng. Từ đó, xây dựng được kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.


Nói tóm lại, không thể phủ nhận rằng, tầm quan trọng của tư duy sáng tạo là vô cùng to lớn. Chúng ta luôn cần tư duy sáng tạo và những người sáng tạo trong những lúc như vậy bởi vì nhờ có tư duy sáng tạo, trở thành những người tiên phóng, giúp phá vỡ lối mòn của nhận thức và xây dựng lên một đường hướng mới. Nó khuyến khích chúng ta nhìn vào những khía cạnh khác và thậm chí mở ra những ý tưởng và giải pháp mới. Cũng không ngoa khi nói rằng, tầm quan trọng của tư duy sáng tạo còn được thể hiện khi nó mang đến sự tự do vô bờ, để con người thỏa sức bung tỏa mà không cần quan tâm đến những lời phán xét. Tư duy sáng tạo khiến con người nâng cao nhận thức về bản thân và trở nên tự tin hơn trước công chúng bởi những đóng góp sáng tạo của mình cho cộng đồng.


Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng tư duy sáng tạo không chỉ cần thiết cho những ngành nghề, lĩnh vực mang tính sáng tạo như thiết kế thời trang, những người sáng tạo nội dung hay người làm nghệ thuật. Bất cứ ai cũng có thể học kỹ năng tư duy sáng tạo và bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi kỹ năng tư duy sáng tạo ở một mức nhất định. Mỗi người trong chúng ta có thể cần củng cố khía cạnh này trong khi những người khác lại cần cải thiện mặt khác. Dù sao đi nữa, dưới đây là một vài kỹ năng mà Youth+ tổng hợp được giúp bạn có thể bổ sung cho tư duy sáng tạo.


Trực giác và cảm thông

Tư duy sáng tạo phần lớn vào trực giác của bản thân. Điều đó không có nghĩa là ta phủ nhận vai trò của logic tham gia vào quá trình sáng tạo. Về bản chất, logic thúc đẩy sự hình thành của sáng tạo nên dựa trên những căn cứ, nhận định khách quan, có cơ sở thuyết phục và rõ ràng nhất. Những ý tưởng được tạo nên từ trực giác, từ những suy nghĩ bất chợt ghé đến nhưng phải trải qua quá trình soi chiếu vào những nền tảng logic về tri thức. Bên cạnh đó, tư duy trực giác cũng cần được trải qua quá trình hiện hình hóa, ngôn ngữ hóa qua phương thức tư duy logic.

Sự cảm thông cũng có ích với cách diễn đạt và trình bày ý tưởng. Ví dụ trong quá trình làm việc, có thể là những thành viên khác trong nhóm không để ý hoặc thậm chí là phớt lờ về ý tưởng của bạn.Tuy nhiên, có một người luôn có kế hoạch lắng nghe, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ bạn.Hơn thế nữa, sự đồng cảm là tiếng nói của tâm hồn. Nó cho phép chúng ta thấu hiểu tinh thần của ý tưởng cũng như tiếng nói đằng sau ý tưởng đó. Trong hoàn cảnh này, sự đồng cảm xây dựng lên niềm tin rằng ý tưởng của bạn sẽ tỏa sáng dưới “bàn tay phù thủy” của chính bạn và của người nào đó đã giúp đỡ bạn.


Kỹ năng phân tích

Với kỹ năng phân tích, chúng ta không chỉ đọc, hiểu nhiều tình huống, hiện tượng bình thường và bất thường khác nhau bên ngoài môi trường xã hội mà còn phải “tiêu hóa” chúng một lượng vừa đủ theo nhiều cách khác nhau. Nó không chỉ đơn thuần là việc bạn có thể đọc chữ hoặc số liệu mà còn phải có hiểu biết sâu hơn về điều người khác muốn nói, bóc tách những vấn đề có thể khai thác và làm “tư liệu” cho sự sáng tạo sẽ giúp bạn trong nhiều hoàn cảnh. Vì thế, kỹ năng phân tích thông tin thường là bước đầu tiên, là kỹ năng tiên quyết trong quá trình tư duy sáng tạo.


Giao tiếp

Khả năng giao tiếp cũng đóng một vai trò quan trọng trong kỹ năng tư duy sáng tạo. Bạn không thể bán ý tưởng của mình nếu bạn gặp phải vấn đề giao tiếp và truyền đạt thông tin. Điều này thậm chí còn đúng với cả phương thức giao tiếp bằng lời nói và truyền đạt bằng văn bản.

Lấy một ví dụ đơn giản, bạn là một thí sinh tham gia vào chương trình thiết kế thời trang - ngành nghề đặc thù yêu cầu cao về tư duy sáng tạo. Tác phẩm của bạn được đánh giá cao về hình thức và phong cách mang tính đột phá nhưng khi được yêu cầu giải thích về nguồn gốc, quá trình và nguồn cảm hứng cho bộ đồ của mình, bạn lúng túng, sợ sệt, sử dụng ngôn từ một cách rối bời khiến giám khảo không thể nắm bắt được ý tưởng hay thậm chí hiểu sai về ý nghĩa của sản phẩm của mình, dù thực tế, đây là một bộ đồ đẹp, độc và lạ. Như vậy, việc kém kỹ năng giao tiếp vô tình đã làm giảm hiệu quả và cản trở sự bung tỏa của kỹ năng tư duy sáng tạo.

Thêm vào đó, như bài viết đã đề cập ở trên về sự cảm thông, khi bạn cần hiểu rõ tình huống mà bản thân gặp phải. Điều này cũng có nghĩa bạn cần là một người biết lắng nghe và có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp để khơi mào, khai phá từ từ bản tính sáng tạo trong con người mình.


Phân tích, mổ xẻ ý tưởng

Thực tế, có thể nói rằng kỹ năng mổ xẻ ý tưởng là một thách thức nhưng giá trị thực sự nó mang lại xứng đáng để bạn thực hiện. Đôi khi, những thứ tưởng chừng như vô lý trong thực tế hay ngay cả trong những quy luật đã được kiểm chứng và được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội thường ngày có thể sẽ được phát hiện ra bởi tư duy sáng tạo. Hiểu một cách đùa vui là “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Con người dựa trên bản ngã cá nhân, nhờ vào sự tinh tế, nhạy cảm, đã có thể tìm ra những lỗ hổng, những vết nứt trong sự thực. Đôi khi tư duy sáng tạo đồng nghĩa với việc lấy 2 ý tưởng và kết hợp chúng lại với nhau.Như vậy, có thể nói, mổ xẻ ý tưởng còn có thể coi là sự khơi nguồn, chất xúc tác cho những sáng tạo nghệ thuật.

Khả năng nhìn vào ý tưởng và bóc tách chúng, mổ xẻ chúng và gộp với những ý tưởng khác thực sự là một kỹ năng đáng giá ngàn vàng. Điều này cũng có thể góp phần giúp chúng ta dễ dàng giải quyết những tranh chấp, những ý tưởng xung đột và từ đó tìm ra một giải pháp trung lập hữu hiệu nhất.


Đặt vấn đề và giải quyết thông minh

Có thể hiểu đơn giản đây là khả năng phát hiện mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc. Làm sao để phát hiện và chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trú ẩn trong các hiện tượng và vấn đề khác nhau trong đời sống. Khả năng nhận diện và đặt vấn đề không chỉ căn cứ vào thực tế đời sống của chúng ta mà hơn thế, nó còn được nuôi dưỡng, đo lường và đánh giá dựa vào trí tưởng tượng. Không thể phủ nhận rằng, vai trò của trí tưởng tượng trong khả năng nhận diện vấn đề là vô cùng quan trọng, nó là mạch máu nuôi dưỡng cho mọi ý tưởng và phát minh mang tính đột phá sau này.

Bên cạnh đó, kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người có thêm những phát hiện mới lạ. Quá trình sử dụng kết hợp những tri thức nền tảng có sẵn và các kinh nghiệm được đúc rút qua từng thời kỳ, nhưng phát hiện mới được tìm thấy. Từ đó, bạn dễ dàng đề ra được những giải pháp để đâm thẳng qua vấn đề đó.Như vậy, có thể thấy, khi đối mặt với một vấn đề mới được đặt ra, kỹ năng tư duy sáng tạo mở ra cho chúng ta những hướng đi mới. Các ý tưởng mới lạ được hình thành dựa trên sự phân tích, đánh giá một cách logic và khách quan. Góp phần tạo nên khả năng giải quyết vấn đề tối ưu bằng biện pháp hiệu quả mới.


Phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là kỹ năng, ai cũng có thể tự rèn luyện và “bồi bổ” thêm cho bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đưa ra cho mình những phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo thực sự có hiệu quả, phù hợp với những trải nghiệm và đặc tính cá nhân. Dưới đây là một vài phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo, Youth+ tin rằng bất cứ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể áp dụng để đem lại luồng gió mới trong công việc cũng như đời sống cá nhân.


Cân bằng giữa lý tưởng và tính thực tế

Sáng tạo nếu chỉ dừng lại ở mặt tư duy thì chỉ là sự ảo tưởng hão huyền. Vì thế, mặc dù loại hình tư duy này là mang tính điều mới mẻ, độc đáo, nhưng cần phải gắn liền với thực tế,có ích cho con người và làm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Thử nghĩ mà xem, dù ý tưởng của bạn có hay đến đâu, nhưng nếu không có cơ hội áp dụng vào thực tiễn đời sống, thì đến một ngày nào đó, tư duy sáng tạo của bạn sẽ chỉ còn trong lý thuyết, trên mặt giấy, hay thậm chí vẫn trú ẩn trong não bộ của bạn. Nó sẽ bị lãng quên, bào mòn và đào thải và không bao giờ có cơ hội phát triển. Những ý tưởng sáng tạo không được quá xa rời so với thực tế đời sống và chúng chỉ có giá trị khi con người có thể ứng dụng và đem lại lợi ích cho cuộc sống. Vẫn biết rằng, các sáng kiến này thường bắt nguồn từ lý tưởng, từ “nỗi đau” của mỗi người nhưng hãy có lý tưởng đúng đắn trước khi bắt đầu suy nghĩ và tạo ra sáng tạo để những ý tưởng sáng tạo đó thuyết phục được cộng đồng.


Suy nghĩ cởi mở

Suy nghĩ cởi mở ở đây là cởi mở về cả cảm xúc của mỗi cá nhân và phương thức sáng tạo. Trong quá trình tư duy sáng tạo, không nên để tâm lý rơi vào trạng thái căng thẳng, khủng hoảng bởi đó là cãi bẫy, là mồ chôn cho những ý tưởng sáng tạo. Hãy dọn sạch tâm trí của bạn bằng cách mở lòng với đồng nghiệp, trao đổi và tìm kiếm những điều thú vị rồi từ đó hay nắm bắt lại sự tập trung vào vấn đề. Như vậy, khả năng sáng tạo mới được phát huy tối đa.

Tư duy nguyên tắc và lối mòn là điều không nên xuất hiện trong tư duy sáng tạo bởi đó là tư tưởng bảo thủ, chậm tiến hóa. Hãy thử những tư duy đột phá mới, tư duy mới lạ. Vì nếu mãi giữ những nguyên tắc xa xưa, cổ hủ và không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội, đi theo lối mòn thì sức sáng tạo của bạn sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông,. Bạn dễ bị thụ động, lười biếng và không còn hứng thú với công việc. Có thể người khác sẽ nhìn bạn như một kẻ kì lạ nói những điều chẳng ai hiểu nhưng chỉ cần bạn tin tưởng về lợi ích của ý tưởng đó đem lại thì đó chính là  cách giải quyết sáng tạo hiệu quả.


Dám hành động và không ỷ lại

Khi bạn suy nghĩ ra ý tưởng mới, bạn lo sợ và cảm thấy mức độ rủi ro cao, với lần đầu tiên được thử nghiệm, bạn quyết định từ bỏ, vậy thì tại sao bạn lại chọn bắt đầu khi chính bản thân bạn, cha đẻ của ý tưởng đó lại không tin tưởng vào đứa con của mình. Như vậy, bạn đã tự đánh mất cơ hội khẳng định giá trị và vị thế của bản thân. Thay vào đó, nếu bạn lựa chọn tự tin vào ý tưởng và khả năng của mình, bạn dám đương đầu với thất bại phát huy năng lực thì trình độ của bạn sẽ ngày một được nâng tầm và hoàn thiện hơn.

Bên cạnh đó, tính thụ động, ỷ lại cũng khiến cho não của bạn dần mất đi phản ứng tự nhiên, nhanh nhạy để sáng tạo. Vì vậy, tốt hơn hết, hãy chủ động tìm kiếm thông tin, phát huy năng lực của mình một cách tốt nhất. Bạn cần tư duy không ngừng, thử và thay đổi để đạt được những điều tốt đẹp nhất, đó là cách để tiến đến thành công một cách nhanh chóng.


LỜI KẾT

Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về tư duy sáng tạo là gì, kỹ năng tư duy sáng tạo và các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo. 

ĐỌC THÊM: GIẢI QUYẾT MỌI VẤN ĐỀ BẰNG TƯ DUY SÁNG TẠO