Ngôn ngữ là biểu hiện của trí tuệ. Theo các nhà triết gia và các chuyên gia ngôn ngữ, biểu hiện cao nhất của trí tuệ chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ, bởi lẽ trí tuệ nằm sâu trong não và nó chỉ có một “sân khấu” lớn nhất - cao nhất - trực tiếp nhất, đó chính là ngôn ngữ. Chẳng vì thế ông cha ta đã căn dặn con cháu: “Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho người dại nửa mừng nửa lo”. Câu ca dao tuy quen thuộc nhưng vẫn có giá trị răn dạy con cháu đến ngày nay.
Ý nghĩa của câu ca dao: “Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho người dại nửa mừng nửa lo”
Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn. Vì thế người ta còn nói “Khôn ăn người, dại người ăn”. Qua đó, câu ca dao: “Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho người dại nửa mừng nửa lo” căn dặn thế hệ cháu con khi giao tiếp, nên biết dừng lại khi cần; đừng nói dông dài "con cà, con kê" sẽ làm cho người nghe nhàm chán, mất hứng thú: "Rượu lạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Trong gia đình, trong làng xóm, trong quan hệ cộng đồng - sự hài hòa, nhường nhịn là cái gốc của cuộc sống yên vui.
Mặt khác, cũng cần tránh lối nói lấp lửng, nửa úp nửa mở; khiến cho người áy náy, phân vân, không rõ thực hư thế nào, gây phiền muộn cho nhau.
Trong cuộc sống, biết bao điều phức tạp nảy sinh và lời ăn tiếng nói có tầm quan trọng hàng đầu. Tìm hiểu ca dao, chúng ta càng cảm phục cha ông, càng thấm thía những lời dạy được truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị, đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Thật vậy, cách trình bày vấn đề rõ ràng sẽ giúp bạn cảm thấy luôn tự tin khi giao tiếp. Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và trình bày quan điểm trước đám đông khi lo lắng về kỹ năng của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây!
Kỹ năng diễn đạt và kỹ năng trình bày vấn đề rõ ràng
Diễn đạt hay cách bạn trình bày vấn đề là một trong số những kỹ năng mềm quan trọng nhằm bày tỏ cho đối phương hiểu rõ nội dung tư tưởng, tình cảm của người nói thông qua nhiều loại ngôn ngữ như: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ cơ thể... hoặc hình thức nào đó: kí hiệu, hình ảnh, bài hát… Một người được coi là có khả năng diễn đạt là người có thể khiến cho người nghe dễ dàng nắm bắt được ý kiến, quan điểm hay chỉ đơn giản là hiểu một câu chuyện nào đó của mình.
Kỹ năng diễn đạt đóng vai trò quan trọng
Trong đó, kỹ năng trình bày vấn đề rõ ràng đóng vai trò vô trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Trong mọi môi trường làm việc, khả năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng và thuyết phục mọi người làm theo là công việc mà ai cũng phải làm hằng ngày nhưng ít khi được để ý.
Ví dụ như bạn cần phải báo với sếp rằng hồ chứa mỡ cá bị đầy và cần phải cử người ra thu dọn thì bạn phải có kỹ năng trình bày vấn đề rõ ràng: hồ ở đâu, mực chứa lên tới đâu, mực chứa như vậy là không an toàn vì lý do gì, hiện nay cần phải bớt mức chứa mỡ trữ ra sao, cần phải bớt bao nhiêu, nên đưa ra hồ nào khác hay không…
Đó là một ví dụ đơn giản. Ở mức phức tạp hơn, các lời kêu gọi đầu tư, các dự án, thậm chí các kế hoạch nho nhỏ ở trong một tổ tại công ty cũng phải có người đồng thuận và chi tiền, vì vậy cách trình bày vấn đề rõ ràng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Làm gì để cải thiện kỹ năng diễn đạt?
Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, trong quá trình truyền tin, yếu tố phi ngôn ngữ chiếm 55%, giọng nói chiếm 30% và nội dung nói chỉ chiếm 15% giá trị tác động. Điều này chứng tỏ, kỹ năng diễn đạt, bao gồm các yếu tố về giọng nói, cử chỉ, thái độ, cách nói... khi thể hiện thông điệp rất quan trọng. Dưới đây là 5 cách có thể giúp bạn hoàn thiện kỹ năng diễn đạt của mình.
- Hãy thực hành nhiều nhất có thể
Bạn muốn cải thiện kỹ năng diễn đạt? Vậy bạn đã bắt tay vào luyện tập hay chưa, nếu câu trả lời là chưa thì điều đó có nghĩa là bạn chưa đủ quyết tâm. Không kỹ năng nào có thể cải thiện nếu thiếu đi thực hành và kỹ năng diễn đạt cũng vậy.
Hãy tận dụng mọi không gian để có thể luyện tập trước những điều mà bạn muốn trình bày. Một trong những cách giúp việc thực hành kỹ năng giao tiếp của bạn hiệu quả là ghi âm những gì mình nói. Khi bạn nói thì yếu tố tâm lý có thể khiến bạn không đủ “tỉnh táo” và nói ra những điều khác với những gì mình đã chuẩn bị. Do đó, việc ghi âm và nghe lại sẽ giúp bạn nhìn nhận những lỗi sai để điều chỉnh. Các lỗi thường gặp là nói quá nhanh, nói vấp, có nhiều ngôn ngữ thừa, thiếu thông tin hoặc nội dung lan man…
Thực hành là cách nhanh nhất để đạt được thành công
Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt qua văn bản cũng cần bạn quan sát và thực hành thật nhiều. Bạn có thể bắt đầu với kỹ năng ghi chép những thông tin trong ngày, sau đó kết nối các thông tin lại và kể lại một câu chuyện vào cuối ngày. Hay bạn cũng có thể đọc sách và tập tóm tắt nội dung, phương pháp này sẽ giúp bạn có kỹ năng viết ngắn gọn và súc tích.
- Hãy nói đúng trước khi nói hay
Nếu bạn muốn bài phát biểu của mình thu hút nhiều người quan tâm thì điều đầu tiên quan trọng nhất, đó chính là điều bạn nói là đúng và không vi phạm bất kỳ quy tắc đạo đức nào. Không ai muốn nghe một kẻ “ba hoa, bốc phét” nói về cuộc đời của hắn hết. Vì vậy, hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi phát ngôn.
Sau đó, hãy đặt mục tiêu cho bài diễn đạt của mình. Bạn muốn bài nói đó hay bài viết đó đạt ở mức độ nào: trôi chảy, rõ ràng hay bay bổng? Dù mục tiêu của bạn là gì thì yếu tố tiên quyết làm nên thành công của phần trình bày chính là sự mạch lạc.
Để đạt được mục tiêu này, bạn nên trả lời các câu hỏi: Who (Ai), Why (Tại sao), What (Cái gì), How (Như thế nào), Where (Ở đâu), When (Khi nào). Quá trình truyền và tiếp nhận thông tin phải có đối tượng tiếp nhận, do đó bạn nên để ý tới khả năng xử lý thông tin của người nghe. Hiểu một cách đơn giản, bạn không thể nói những từ ngữ học thuật, hay từ Hán Việt có nhiều tầng ý với học sinh lớp 1. Việc bạn sử dụng ngôn ngữ trong khả năng hiểu biết và gần với phong cách của khán giả cũng sẽ giúp họ cảm thấy kỹ năng diễn đạt của bạn dễ hiểu và thiện cảm hơn.
- Sử dụng tư duy tích cực
Có rất nhiều suy nghĩ khi bắt đầu bài nói hoặc bài viết nhưng nếu bạn chỉ nghĩ tới những suy nghĩ đó thì sẽ chỉ thêm lo lắng và không có thời gian để ngẫm nghĩ về phần trình bày của bản thân. Việc bạn suy nghĩ tích cực, lạc quan về 1 vấn đề sẽ tạo cho bản thân trạng thái hưng phấn trước khi bắt đầu, điều này sẽ giúp bạn vượt qua rào cản về tâm lý khi trình bày vấn đề trước đám đông.
Thật vậy, khi bạn tư duy tích cực và tưởng tượng về những điều tích cực sẽ diễn ra, bạn sẽ hình dung rõ hơn các tình huống và dễ dàng xử lý chúng. Áp dụng trong cách viết, khi tư duy tích cực thì tâm trí của bạn cũng được thoải mái hơn, câu văn vì vậy sẽ mạch lạc, dễ hiểu hơn.
Xem thêm: tư duy tích cực
- Tăng cường tương tác với người nghe
Như bạn đã biết, quá trình truyền tin cần có ít nhất hai người, việc đưa ra thông tin phải cần có người tiếp nhận, người nói phải có người nghe. Theo đó, người nghe, người đọc có vai trò to lớn trong việc cải thiện kỹ năng diễn đạt của bạn. Đừng chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ làm sao để đáp ứng mong đợi của họ, làm thế nào để họ dễ hiểu khi nghe bạn nói, bạn còn cần phải tìm cách tương tác với họ. Bởi lẽ, trao đổi với khán giả làm cho bạn gần gũi với họ hơn. Hãy tương tác hỏi – đáp với những người tham dự cuộc họp, các thành viên trong nhóm hoặc trong lớp để nắm bắt được suy nghĩ của họ. Thậm chí, khán giả có thể cung cấp cho bạn một số cảm hứng để trở thành “chất liệu” cho bài nói/bài viết của bạn.
Để tìm hiểu thêm các phương pháp tương tác với người nghe, bạn có thể tham khảo thêm về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nói trước đám đông.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc viết bài rất khó để tương tác, điều này không sai bởi họ chỉ đọc được khi bạn đã hoàn thành và công bố bài viết của mình. Vì vậy, thay vì đặt những câu hỏi trực tiếp trong bài viết của mình, bạn có thể thay thế bằng những câu hỏi tu từ như: “Ôi đẹp làm sao!”, “Ôi, hạnh phúc biết bao!”, hay tự bạn hỏi và tự bạn đoán câu trả lời của khán giả như: “Bạn có thấy hạnh phúc không?”, “Bạn có thấy yêu đời không?” Điều này không có ý nghĩa thăm dò nữa mà là thu hút sự tập trung, tò mò của độc giả.
- Hãy biết cách tạo điểm dừng thông minh
Khi bạn lo lắng, tim của bạn sẽ đập nhanh hơn, vì thế, tốc độ nói và âm vực cũng sẽ thay đổi và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhấn nhá trong lời nói cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quãng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục bài nói chuyện/ phát biểu của mình.
Với kỹ năng viết, bạn có thể tạo điểm dừng thông qua cách ngắt nghỉ dấu câu. Hãy tìm hiểu kỹ về ý nghĩa của các loại dấu câu và học cách sử dụng chúng thành thạo thông qua việc thật nhiều tài liệu. Những khoảng nghỉ đúng lúc đôi khi sẽ tạo ra đột phá lớn, giúp độc giả có thời gian để suy nghĩ về dụng ý của bạn. Từ đó, khả năng lý giải thông điệp của người đọc sẽ được nâng cao hơn.
- Giữ tỉnh táo bình tĩnh trước áp lực
Cho dù bạn đang ở bất cứ đâu: trong một cuộc họp, trình bày một đề xuất, trình bày một ý tưởng hoặc trả lời câu hỏi sau buổi thuyết trình, khả năng ứng phó trước những tình huống bất ngờ là một kỹ năng cần thiết. Đây sẽ trở thành một kỹ năng tuyệt vời nếu bạn thành thạo, những câu trả lời sắc sảo của bạn sẽ ngay lập tức tăng tính thuyết phục cho điều bạn nói.
Giữ tỉnh táo trước áp lực là điểu vô cùng quan trọng
Khi bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi ý tưởng và suy nghĩ của mình thành một câu trả lời mạch lạc, chắc chắn bạn sẽ được đánh giá rất cao. Hơn nữa, bạn sẽ xây dựng cho mình một phong thái tự tin, thuyết phục và đáng tin cậy trong mắt người khác.
Sự tự tin chính là chìa khóa của quá trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt. Khi bạn trình bày một thông tin, nêu ra một ý kiến hay đưa ra một đề xuất, kiến nghị; bạn phải chắc rằng bạn biết mình đang nói gì cũng như những gì bạn nói được người khác tiếp nhận. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải biết tất tần tật về mọi thứ, nhưng nếu bạn tự tin về kiến thức trong lĩnh vực đó thì sự tự tin này sẽ giúp bạn duy trì vẻ điềm tĩnh và tự chủ ngay cả khi bạn bất ngờ rơi vào tình huống khó khăn.
Vậy bạn nên làm gì khi rơi vào một tình huống khó khăn?
– Trước tiên, hãy để não bộ được thư giãn. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, làm sao có thể thư giãn khi bạn đang ở trong một tình huống trớ trêu, ngàn cân treo sợi tóc? Nhưng việc bạn thư giãn sẽ giữ cho giọng nói của bạn điềm tĩnh, đúng âm vực; đồng thời não bộ của bạn cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
– Sau đó, hãy hít thở thật sâu. Điều này sẽ giúp tâm trí bạn trở nên bình tĩnh hơn bao giờ hết.
– Cho cơ thể 1 giây để tiếp nhận những thông điệp tích cực. Hãy luôn suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ, bạn bị ngã xe trên đường đi học. Thay vì nghĩ điều này thật xui xẻo, bạn thật bất hạnh, bạn hãy nghĩ thật may mắn vì bạn chỉ bị thương nhẹ, chỉ là sơ sẩy một chút thôi, và may mắn vì không có ai bị thương.
– Siết chặt cơ bắp ở đùi, bắp tay, bàn chân vài giây sau đó thả lỏng ra.
- Hãy lắng nghe
Không có gì phải ngạc nhiên khi lắng nghe đóng một vai trò quan trọng. Vậy tại sao bạn cần phải lắng nghe? Là bởi lẽ khi bạn tập trung lắng nghe, bạn sẽ hiểu rõ một cách cẩn thận, cẩn trọng câu hỏi hay lời đề nghị trước khi đáp lại. Ở trường hợp ngược lại, khi bạn trả lời quá nhanh sẽ khiến bạn dễ bị mắc bẫy vì chưa suy nghĩ thật thấu đáo.
- Hãy đề nghị người nghe lặp lại câu hỏi
Trong trường hợp bạn thực sự cảm thấy căng thẳng, hãy đề nghị người nghe nhắc lại câu hỏi. Điều nãy sẽ giúp bạn “ăn gian” một chút thời gian trong lúc suy nghĩ về câu trả lời.
Đầu tiên, nhiều người sẽ cho rằng điều đó chỉ làm cho hình ảnh của họ thật thiếu tự tin, nhưng thực tế lại không phải vậy. Ngược lại, điều này khiến cho họ thấy bạn thật sự quan tâm tới câu hỏi và muốn đưa ra câu trả lời hay nhất. Ngoài ra, nó cũng giúp người hỏi có cơ hội để diễn đạt lại ý của họ dễ hiểu hơn. Đừng quên rằng, người đặt câu hỏi cho bạn cũng có thể chỉ buột miệng hỏi vậy chứ họ chưa thực sự chuẩn bị kỹ cho câu hỏi, bằng cách này, bạn cho họ một cơ hội để trình bày lại câu hỏi cho thật rõ ràng.
Thông qua việc đề nghị nhắc lại câu hỏi, bạn sẽ nắm thêm một cơ hội để nhận biết ý định của người hỏi. Nếu câu hỏi được sắp xếp lại cụ thể và dễ nghe hơn, thì thật sự họ muốn biết nhiều hơn nữa.
- Sử dụng phương pháp SEE - I
Đây là phương pháp được sáng tại bởi Richard Paul và Linda Elder. Sau đó, phương pháp được tổng hợp và sàng lọc lại bởi Gerald Nosich. SEE - I là phương pháp tư duy giúp bạn nhận thức và hiểu rõ về một vấn đề hoặc một khái niệm nào đó.
SEE - I là tổng hợp của những bước sau: trình bày, triển khai, ví dụ điển hình và cụ thể hóa. Cụ thể như sau:
- Trình bày: viết ra một cách rõ ràng và súc tích một khái niệm hoặc ý tưởng trong giới hạn một đến hai câu
- Triển khai: phát triển ý tưởng đó bằng những từ ngữ của chính bạn
- Ví dụ điển hình: cung cấp những ví dụ cụ thể cho khái niệm hoặc ý tưởng đó
- Cụ thể hóa: tóm tắt tổng hợp ý tưởng hoặc khái niệm bằng hình ảnh, biểu đồ, so sánh ẩn dụ hoặc phép loại suy
Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, tham khảo bài viết tại đây
LỜI KẾT
Tóm lại, đúng như lời các cụ dạy bảo: “Người khôn ăn nói nửa chừng, làm cho người dại nửa mừng nửa lo”, giao tiếp chính là hai trong những năng lực cần nhất để thành công. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”.