TOXIC POSITIVITY: VÌ SAO SỰ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI ĐANG DẦN PHÁ HUỶ BẠN ?
Link đăng kí: https://docs.google.com/.../1FAIpQLSdHRbGJFx5.../viewform...
--------------------------------------------------------------
Thông tin chi tiết
Đối tượng tham gia: các bạn trẻ từ 15-25 tuổi trên phạm vi cả nước
Thời gian: 19h30 - 04/09/2021
Hạn chót điền đơn: 16h ngày 04/09/2021
Hình thức: Zoom Meeting
--------------------------------------------------------------
Toxic Positivity (T.P) gây hại cho những ai đang trải qua giai đoạn khó khăn. Thay vì chia sẻ những cảm xúc thực chất và nhận được sự giúp đỡ vô điều kiện, họ nhận ra cảm xúc của mình bị gạt bỏ, phớt lờ và hoàn toàn không có giá trị.
Một vài tác hại của Toxic Positivity bao gồm:
Cảm xúc thực bị kìm nén: Khi ai đó đang đau khổ, họ cần biết cảm xúc của họ là có giá trị, và họ nên đi tìm niềm tin và tình yêu thương từ gia đình và bạn bè. Tuy nhiên T.P lại cho họ thấy cảm xúc này là sai trái.
Gây ra cảm giác tội lỗi: T.P chứng minh khiến họ thấy nếu không thể tìm ra cách để cảm thấy tích cực, dù có đối mặt với bi kịch thì bạn vẫn đang làm điều sai trái.
Nó chối bỏ những cảm xúc chân thật của con người: Sự tiêu cực độc hại hoạt động theo cơ chế chối bỏ. Khi một ai đó tuân theo hành vi này, nó cho phép họ lảng tránh những trạng thái cảm xúc khiến bản thân cảm thấy khó chịu. Nhưng đôi khi chúng ta áp dụng những ý tưởng này lên chính mình, tiếp thu và cá nhân hóa nhũng quan điểm độc hại này. Khi đối mặt với tình huống khó khăn, chúng ta bèn coi thường và chối bỏ cảm xúc của chính mình.
Cản trở sự phát triển: T.P hướng chúng ta né tránh những điều gây đau khổ, đồng thời phủ nhận khả năng đối mặt với thử thách, kìm hãm sự phát triển và hiểu biết sâu sắc hơn.
Điều gì khiến Toxic Positivity đặc biệt nguy hại trong bối cảnh đại dịch?
Câu thần chú "chỉ giữ lấy thái độ tích cực" đã trở nên đặc biệt quan trọng cho những người chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu. Trong cơn bão này, chúng ta phải đối mặt với bệnh tật, lệnh phong tỏa, công việc kinh doanh đình trệ, những thử thách từ việc học tập và làm việc tại nhà, thất nghiệp và cuối cùng là khủng hoảng tài chính.
Mọi người không chỉ phải đối mặt với những đổ vỡ liên hoàn trong cuộc sống của họ, mà còn phải chịu đựng áp lực tinh thần để duy trì năng suất và trạng thái tích cực giữa lúc khó khăn và bi kịch đổ xuống dưới nhiều cấp độ khác nhau.
Theo như báo cáo Stress năm 2020 tại Mỹ được cung cấp bởi Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, 46% người trưởng thành phải nuôi trẻ em dưới 18 tuổi phải chịu đựng mức stress rất cao trong suốt thời kỳ dịch bệnh. Đối mặt với những trải nghiệm khó khăn và thách thức trong cuộc sống bằng thái độ lạc quan là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, những cá nhân đang trải qua chấn thương tâm lý không cần lời khuyên hãy cứ phải lạc quan, và không cần phải cảm thấy mình đáng bị phê bình vì đã không giữ lấy hy vọng về một tương lai tốt đẹp.
Hãy cùng tham gia talkshow “I hea l’’ để nhận thức rõ hơn mối nguy hại của Toxic Positivity và cách thức vượt qua chúng trong đại dịch các bạn nhé!
Bài viết được biên dịch, chỉnh sửa dựa theo nguồn:
https://mindcare.vn/su-tich-cuc-doc-hai-mat-toi-cua.../ https://www.medicalnewstoday.com/arti.../toxic-positivity... https://www.verywellmind.com/what-is-toxic-positivity...
--------------------------------------------------------------
PsychoHub - Dự án Tâm lý học thuộc Youth+ Community
Fanpage: https://www.facebook.com/PsychoHub.Project/
Email: youth.psychohub@gmail.com
YBOX hân hạnh đồng hành cùng PSYCHOHUB
Liên hệ bảo trợ truyền thông: http://bit.ly/YBOXBaoTroTruyenThong
Liên hệ hợp tác cùng YBOX: http://bit.ly/HopTacCungYBOX