Làm thế nào lựa chọn đúng ngành nghề? (phần 2)
Chuỗi bài viết giúp lựa chọn ngành nghề
Bài viết dành cho các bạn thực sự không biết mình thích gì. Và nên chọn ngành nào.
Mình viết nó với trải nghiệm của một thằng ra đời và bị đời vả cho sấp mặt. Để khôn lên và ngồi đây để giúp các bạn bớt ăn vả như mình.
Mình định sẽ viết nó vào cuối tuần này, nhưng thôi viết trước 1 phần cho nóng nhỉ.
Chọn ngành - THÍCH
Đầu tiên mình xin nói trước, mục đích bài viết này mình sẽ không gia giả khuyên các bạn phải: Chọn ngành này tốt, ngành này mới đáng học. Học ngành kia sau này bốc ** hay ăn cám.
Ăn cám hay không nó là viễn cảnh của 5-10 năm nữa mình sẽ nói trong phần chọn nghề.
Nhưng chỉ cần bạn nằm trong top 1% hay người ta nói là xuất sắc trong ngành mà bạn chọn. Thì dù cho công nghệ phát triển, khoa học tiên tiến, biến động thị trường thị bạn vẫn sẽ đứng vững. Như ở phần chọn trường mình đã viết đó. Quan trọng bạn là ai?
Vì vậy muốn xuất xắc thì bạn phải thích nó.
Người ta có 2 câu như thế này.
• Bạn phải làm một công việc bạn thích thì bạn mới có thể vui vẻ, hạnh phúc làm nó từ 8h sáng đến 6h tối. Và yêu một người yêu mình thì bạn mới có thể hạnh phúc từ 6h tối đến 8h sáng hôm sau.
• Theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn.
Rất nhiều chuyên gia nói rằng câu thứ 2 sai, đúng nhưng không đủ. Mình không có nghe một chuyên gia nào hết.
Đù. thằng này láo :)) Nhưng mà thật các bạn à, không ai sai cả.
Đơn giản là cách định nghĩa về thích và đam mê của mỗi người khác nhau.
Các bạn thường nói thích một thứ hay đam mê một thư nó đơn giản quá.
Mình sẽ định nghĩa lại cho bạn thế nào là thích và thế nào là đam mê. Theo góc nhìn của mình
Và mở ra lẽ sống của cuộc đời bạn : IKIGAI
Vẫn như thường lệ: Chuẩn bị một cốc nước và một cuốn sổ để ghi chép lại, nếu điều gì đó giúp ích cho bạn. Ban dám chắc là bài viết này sẽ mở ra một bầu trời mới trong tư duy của bạn đó. Cùng đọc tiếp nhé.
THÍCH
Định nghĩa của thích đơn giản là bạn làm những thứ mà không ai ép bạn làm.
Nói đến đây chắc mọi người kể ra cả đống thứ. Chắc phải dài từ đầu ngõ đến cuối ngõ.
Có nhiều bạn nói với mình em thích kinh tế, em thích kinh doanh, em thích bạn này, em thích bạn kia.
Bạn thích nó nhưng bạn có hiểu về nó không mà bạn thích. Hay bạn thấy người ta làm nó hay, thú vị, kiếm nhiều tiền,...
Bạn nói bạn thích kinh doanh bạn đã trải qua cái cảm giác kinh doanh mà mất trắng bao giờ chưa ? Liệu lúc đó bạn còn thích nó hay không.
Bạn nói bạn ghét chạy bộ : Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác hoàn thành 10km -15km -21km rồi 42km chưa. Nó mệt nhưng mà sướng lắm các bạn à.
Bạn nói bạn thích đọc sách, yêu sách: Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác ngồi ăn mì gói. Cầm cuốn sách trên tay đọc mà vẫn thấy vui. Không tiếc tiền mua những cuốn sách thật mặc dù nó đắt hơn sách giả chưa.
Nếu câu trả lời của bạn là chưa thì đừng vội nói rằng bạn thích hay không thích điều gì. Khi bạn chưa đi hết con đường thì còn quá sớm để chúng ta nói rằng chúng ta thích hay ghét điều gì. Khi thực sự chúng ta chưa có hiểu hết về nó.
Vậy làm sao để biết em thích một thứ để chọn ngành ạ.
Nó không nằm ở bài viết này. Nó nằm ở trong bạn. Đó là chịu trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Bạn nghe theo người khác định hướng, ba mẹ bạn định hướng thì bạn vẫn còn có chỗ mà dựa vào mà đổ lỗi.
Định hướng các bạn phải định hướng cả đời các bạn à. Đó là vì sao lại có nhiều người nhảy việc như thế. Suy nghĩ của một người 18 tuổi khác 1 cậu sinh viên năm hai và nó khác mới một cậu sinh viên chuẩn bị ra trường. Ra trường rồi đi làm thì lại càng khác. Ai đã từng đi làm rồi sẽ hiểu điều mình nói.
Đó mới chỉ là thay đổi trong bạn. Còn thay đổi ở ngoài xã hội kia nó đang thay đổi theo hệ số mũ chứ không phải là hệ số nhân như các năm trước nữa. Có thể bạn thích cái này khi có được nó rồi bạn lại thích cái hay hơn.
Trong phật người ta gọi đó là Tham. Cảm giác là về những điều khiến bạn vui vẻ, khoái lạc.
BÀI HỌC TIÊP THEO.
2 kỹ năng cần thiết đó là thích nghi và chịu trách nhiệm.
Thích nghi: đọc tin tức, sách báo nhiều lên để cập nhật tin tức. Đừng xem những cái vô bổ nữa.
Bạn không có mất tiền, bạn mất một thứ còn quý gấp ngàn lần tiền. Đó là thời gian.Sau này chắc gì bạn đã kiếm được nhiều tiền và cho dù bạn có kiếm được thì: 100tr đô cũng không đổi lại được tuổi trẻ của bạn đâu. Phẫu thuật ư, kéo dài tuổi thọ ư.
Bạn có chắc không? Logic của bạn ở đâu cả rồi. Tạo sao bạn lại đổi 1 thứ CHẮC CHẮN MẤT lấy một thứ CÓ THỂ.
Hãy dành thời gian của bạn cho những thứ bổ ích. Học cách thích nghi. Chuẩn bị cho mọi cơ hội, đừng để cơ hội đến bạn mới chuẩn bị. Chuẩn bị xong nó đi mất rồi.
Chịu trách nhiệm :
Ngưng đổ lỗi và đi theo số đông.
VÌ SAO KHÔNG NÊN THEO SỐ ĐÔNG ?
Sẽ có 4 trường hợp xảy ra.
Số đông đúng - bạn đúng: Good
Số đông sai - bạn đúng : Very good
Bạn hiểu cảm giác đó chứ. Đó là cảm giác một mình cân cả thế giới.
2 Trường hợp còn lại chắc số đông đang háo hức nghe.
Số đông đúng - bạn sai
Số đông sai - bạn sai
Ở 2 trường hợp này bạn sẽ có 1 thứ mà khi bạn đi theo số đông bạn không bao giờ học được, nó là bài học. Nó là tinh thần chịu trách nhiệm.
Nếu đi theo số đông, bạn sẽ có một câu như thế này.
Bao nhiêu người sai mà đâu chỉ có mỗi mình mình.
Nếu bạn suy nghĩa dựa vào mình thì bạn sẽ quang cái số đông sang một bên và chịu trách nhiệm với lựa chọn của bạn.
Bạn thấy không: Thích nó đã như thế này rồi thì đam mê nó ra sao.
Haizz đọc đến đây, nhiều bạn tự hỏi thế mình thích cái gì nhỉ. Yên tâm mình đã nói rồi thì mình sẽ giúp các bạn tìm ra nó, kể cả bạn chưa đi hết con đường mình chọn. nó gọi là IKIGAI. Đánh thức IKIGAI đang ngủ quên trong bạn.