17/05/2022
1,077

[PSYCHOHUB] FIRST IMPRESSION - ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU LIỆU CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

[PSYCHOHUB] FIRST IMPRESSION - ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU LIỆU CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

FIRST IMPRESSION - ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU LIỆU CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

📌Ấn tượng ban đầu là gì?

Ấn tượng ban đầu là những đánh giá, suy nghĩ của chúng ta về đối phương khi tiếp xúc với họ lần đầu tiên. Dựa trên một số tiêu chí như đặc điểm ngoại hình, cử chỉ, lời nói hay thậm chí là nơi sinh sống đều có thể tác động đến ấn tượng ban đầu của chúng ta về họ đồng thời cố gắng để chứng minh cho những dự đoán của bản thân về người ta như sự đáng tin cậy, năng lực,...

Nghiên cứu của Swider và cộng sự (2022) trong tâm lý tổ chức cũng đã chứng minh hiệu ứng ban đầu có ý nghĩa và lâu dài đáng ngạc nhiên đối với thái độ, hành vi và nhận thức, có sức lan tỏa khắp các lĩnh vực tâm lý.

📌Vậy cơ chế tự nhiên này chính xác đến mức nào?

Chúng ta không thể chắc chắn ấn tượng ban đầu liệu có chính xác hay không nhưng ấn tượng ban đầu để lại cho chúng ta cách nhìn nhận sâu sắc về một người. Đồng thời, đây chính là cách mà bộ não tiết kiệm năng lượng giúp chúng ta phản ứng lại thông tin một cách nhanh chóng hơn - chức năng sống còn của loài người từ buổi bình minh của sự sống. Việc so sánh đối chiếu gắn liền 1 vật xấu xí với độc hại giúp con người tránh được những loại côn trùng nguy hiểm ngay từ cái nhìn đầu tiên và giúp tăng cơ hội sống sót từ đó dần dần hình thành 1 cơ chế trong tiềm thức mỗi chúng ta. Đồng thời, việc đánh giá tương đồng sẽ khiến mọi việc vận hành trơn tru hơn nhưng cũng sẽ mang lại những mặt trái trong xã hội hiện đại. Thật vậy, theo nhà Tâm lý học Leslie Zebritz chỉ ra rằng những ấn tượng đầu tiên không chính xác có thể gây ra hậu quả xã hội đáng kể. Những người có khuôn mặt ưa nhìn, khả ái, sáng sủa thường được đánh giá dễ thương, trông có hiểu biết và có kỹ năng. Ngược lại, những người không có khuôn mặt bắt mắt lại được coi là không đủ năng lực, không đáng tin cậy,... điều này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả làm việc.

Chúng ta chưa thể tìm ra câu hỏi về sự chính xác của ấn tượng ban đầu thế nên hãy cứ trải nghiệm để có những cái nhìn mới về cái nhìn ban đầu đồng thời nhìn nhận, cân nhắc trước những đánh giá của bản thân về người khác để những mối quan hệ xung quanh chúng ta đều mang những màu sắc riêng biệt, độc đáo và mang đến nguồn năng lượng tích cực đến cho chúng ta.

📌Tài liệu tham khảo:

Tâm lý học về ấn tượng đầu tiên – first impression: Ấn tượng đầu tiên có quan trọng hay không? (2020). Sách hay nên đọc truy cập ngày 08/01/2020 tại

https://sachhaynendoc.net/tam-ly-hoc-ve-an-tuong-dau.../

Swider, BW, Harris, TB, & Gong, Q. (2022). Hiệu ứng ấn tượng đầu tiên trong tâm lý tổ chức. Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng, 107 (3), 346–369. https://doi.org/10.1037/apl0000921

Peter Mende- Siedlecki (2014).Should you trust your first impression? Youtube, được tải lên bởi TED-ED truy cập tại https://www.youtube.com/watch?v=eK0NzsGRceg&t=9s

______________________________________

PsychoHub - Dự án Tâm lý học thuộc Tổ chức Youth+ Community

Fanpage: https://www.facebook.com/PsychoHub.Project/

Email: youth.psychohub@gmail.com